CƠ KHÍ LỤC MUỘI

BẠC ĐẠN BIÊN HÒA

1.Gãy răng:

 

     Hiện tượng này là phổ biến nhất không những xảy ra ở răng mà nó còn xảy ra ở một vài chi tết khác trong bộ  truyền chuyển động nhông xích.

 

     Nguyên nhân: Do ứng suất uốn ở phía chân răng lớn sinh ra.

 

- Khắc phục:

 

     Sử dụng modul răng đồnng thời cần kiểm nghiệm sức bền vật liệu để có những tính toán thiết kế chuẩn xác. Khi thiết kế cần chú ý yếu tố tính toán độ bền uốn của răng.

 

 

2.Tróc răng:

 

     -Nguyên nhân:

 

     Tróc răng là hiện tượng những mảng sắt nhỏ (nát sắt) ở răng bị tróc ra ngoài làm cho răng mỏng và yếu dần. Nó thường xảy ra bởi lực ma sát tiếp xúc giữa răng và xích, dấu hiệu nhận biết chúng cũng rất đơn giản, bạn sẽ thấy khi bề mặt răng có hiện tượng nứt ra, sau đó một thời gian ngắn  khi sử dụng các vết nứt này dần to ra và bị phá vỡ rơi ra khỏi kết cấu của răng ( lí do tiền thân là do độ cứng của chi tiết chưa đạt chuẩn, có thể là bạn đã gặp hàng giả,kém chất lượng hoặc cũng có thể do chúng làm việc quá tải gây mỏi răng rùi nứt rời ra).

 

     -Do các chi tiết của bộ truyền hoạt động này đã quá khô do hết mỡ, nhớt bôi trơn,…

 

     -Khắc phục:

 

• Cần tính toán thiết kế độ rắn theo từng phân khúc sử dụng khi thiết kế

• Thường xuyên kiểm tra bôi trơn để chúng hoạt động một cách tốt nhất

• Sử dụng hợp lí hạn chế tải trọng lớn.

 

3.Dão răng

 

     Hiện tượng này thường phổ biến hơn ở các chi tiết khác như xích, xích công nghiệp nhưng cũng nhiều trường hợp dão ở răng.

 

     -Nguyên nhân: Độ cứng của răng quá kém sử dụng một thời gian gây hiện tượng mũi răng bị trợt ra sau.

 

-Khắc phục:

 

• Cần tính toán kĩ lưỡng khi thiết kế.

• Thêm một cách khăc phục nữa vẫn là hạn chế tải trọng.